CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ PHÒNG THANH TRA - PHÁP CHẾ

5/21/2021 9:57:21 AM

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG THANH TRA - PHÁP CHẾ 

A. Chức năng

Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động thanh tra, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các tiêu cực và xử lý các cá nhâ, tập thể vi phạm theo qui định của pháp luật.

Tham mưu trong việc ban hành các qui chế, qui định theo đúng các luật định, không trái với các qui định của Nhà nước; tham mưu trong các vấn đề về hợp đồng, pháp lý cho Hiệu trưởng.

B. Nhiệm vụ

1. Nhiệm vụ thanh tra:

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó theo quy định của pháp luật;

b. Thanh tra việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của Hiệu trưởng;

c) Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

d) Giúp Hiệu trưởng  thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

đ) Làm đầu mối giúp Hiệu trưởng phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan về công tác thanh tra;

e) Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra; công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng của trường theo yêu cầu của Hiệu trưởng và Thanh tra cấp trên; kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục;

2.  Nhiệm vụ pháp chế:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn giúp Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý của Nhà trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà trường, của cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học.

b) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các văn bản do các đơn vị trực thuộc trường soạn thảo trước khi trình Hiệu trưởng;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều hành, quản lí của nhà trường, báo cáo Hiệu trưởng kết quả kiểm tra, rà soát và phương án xử lý;

d) Tổ chức xây dựng các văn bản quản lý liên quan đến công tác pháp chế của Nhà trường; Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác pháp chế;

đ) Giúp Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, quy định của Nhà trường cho cán bộ, viên chức, nhân viên, giảng viên và người học; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật trong phạm vi toàn trường;

f) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của Nhà trường; kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của hà trường.